I. Lịch sử tiền tệ
Lịch sử của tiền tệ gắn liền với sự phát triển của các hệ thống kinh tế xã hội. Trước khi tiền tệ ra đời thì người ta dùng phương thức giao dịch trực tiếp hàng đổi hàng. Tiền là một dạng quy ước tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa. Để có cái nhìn tổng quan về tiền tệ, chúng ta đi qua từng thời kỳ phát triển của tiền tệ để hiểu tiền tệ là gì nhé.
- 1. Thời tiền sử: Trước khi những đồng tiền kim loại và tiền giấy xuất hiện, người ta đã sử dụng nhiều thứ trao đổi khác, Chẳng hạn có những nơi người ta sử dụng răng cá mập như là vật trao đổi trung gian. Ở nhiều nơi khác, tiền có thể là những chiếc lông chim sặc sỡ và những chiếc vỏ sò quý hiếm. Có nơi người ta còn dùng cộng lông cứng trên đuôi voi để làm tiền.Vỏ sò được sử dụng làm tiền tệ ở Trung Quốc cổ đại vào khoảng 5.000 năm trước, người Lưỡng Hà thậm chí đã phát triển một hệ thống ngân hàng, nơi mọi người có thể “gửi” ngũ cốc, gia súc và các vật có giá trị khác để bảo quản hoặc giao dịch an toàn.
- 2. Tiền kim loại và tiền giấy: Những đồng tiền xu đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào khoảng năm 600 trước Công nguyên, của người Lydian, một vương quốc gắn liền với Hy Lạp cổ đại và nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Chúng có hình đầu sư tử cách điệu và được làm bằng electrum, một hợp kim của vàng và bạc.Mãi cho đến trong thế kỷ 18 giá trị của các loại tiền tệ của châu Âu được định nghĩa thông qua lượng kim loại quý. Bên cạnh việc theo dõi sản xuất trong nước, các xưởng đúc tiền quốc gia còn theo dõi cả việc đúc tiền của nước ngoài. Một tiền tệ được đánh giá quá cao hay quá thấp khi đồng tiền được tính trên hay dưới giá trị của kim loại trong lúc tính toán với các tiền tệ khác trên thế giới.Cho đến trong thế kỷ 19 một số tiền tệ ví dụ như Đô la Mỹ vẫn được bảo chứng bằng vàng. Sau đó, chế độ bản vị vàng đã bị hủy bỏ trên toàn cầu để phục vụ cho việc tự do phát hành thêm tiền phục vụ các mục đích riêng của các chính phủ – dẫn đến hậu quả lạm phát.
- 3. Tiền ngân hàng: Tiền ngân hàng hay còn gọi là tiền ghi nợ đang được lưu thông phổ biến trong các nền kinh tế hiện đại. Một khoản tiền gửi chính là tiền ngân hàng vì đó là khoản tiền ngân hàng nợ chủ tài khoản. Chủ tài khoản có thể rút tiền mặt hoặc viết séc, ra lệnh cho ngân hàng chuyển tiền để thanh toán cho một bên thứ ba. Tiền ngân hàng là phương tiện thanh toán được chấp nhận rộng rãi.
- 4. Tiền mã hóa: Vì những nhược điểm của tiền kim loại và tiền pháp định, đồng thời với sự phát triển của mạng Internet, từ năm 2009, một loại tiền tệ mới đã được phát minh dựa trên sự đảm bảo của thuật toán mã hóa của mạng lưới máy tính, với tên gọi là tiền mã hóa. Bitcoin là loại tiền mã hóa đầu tiên và điển hình nhất, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto. Đồng tiền này có khả năng cạnh tranh trực tiếp với vàng do có đầy đủ các tính chất của kim loại này và vượt qua được sự kiểm soát của chính phủ.
II. Xu hướng của tiền tệ tương lai là gì?
Theo Báo cáo của ngân hàng thế giới WB thì xu hướng kỹ thuật năm 2021 là Blockchain, Fintech and Crypto
- 1. Chuyển đổi toàn cầu: Trước thảm kịch của đại dịch, chúng ta đã chứng kiến sự tăng tốc nhanh chóng của quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế vật chất sang nền kinh tế kỹ thuật số. Không nơi nào điều này rõ ràng hơn trong các dịch vụ tài chính và phương thức thanh toán, với sự sụt giảm rõ rệt trong việc sử dụng tiền mặt. Cả thị trường tài chính và nền kinh tế sẽ số hóa nhiều hơn nữa, được thúc đẩy bởi sự kết hợp của các công nghệ mới, chính sách công và nhiệt huyết kinh doanh. Không phải tất cả những gì đang có sẽ mãi tồn tại. Không phải tất cả những người đổi mới sẽ thành công. Quản lý sự cân bằng giữa ổn định và đổi mới sẽ rất khó khăn đối với các quốc gia cũng như toàn cầu.
- 2. CBDC, xu hướng tất yếu: Nền kinh tế kỹ thuật số cần các công cụ thanh toán kỹ thuật số. Các doanh nghiệp đang sẵn sàng và có thể cung cấp cho các công cụ thanh toán này. Chúng tôi đã chứng kiến sự ra đời của các loại CBDC ở Bahamas, Camdia và Trung Quốc và nhiều quốc gia khác. Việc thử nghiệm với stablecoin và token đang diễn ra trên thị trường vốn và sẽ trở nên phổ biến hơn. Có nhiều lý do chính sách hợp lệ để các ngân hàng trung ương và chính phủ đưa ra CBDC, nhưng không gì hấp dẫn hơn nguy cơ mất chủ quyền tài chính và chính trị cho khu vực tư nhân hoặc cho các bên có chủ quyền khác. Các nền kinh tế lớn sẽ cảnh giác với các mối đe dọa tiềm tàng đối với sự ổn định tài chính và ngân hàng do một số loại CBDC gây ra, nhưng các nước này sẽ sớm bị thuyết phục tham gia CBDC để tranh giành lợi ích cạnh tranh.
- 3. Tiền số tư nhân phát triển: Tiền kỹ thuật số sẽ phát triển mạnh trên toàn thế giới. Bao gồm cả hai loại là tiền ảo (chẳng hạn như stablecoin: USDT, EURT) và tiền tư nhân (ví dụ Pi, ETH, BTC,…). Về cơ bản, nó sẽ ở dạng kỹ thuật số, mặc dù cũng sẽ có các đại diện vật lý, đặc biệt là các loại tiền tệ có chủ quyền. Tiền điện tử sẽ tiếp tục nở rộ và tiêu vong với tốc độ nhanh như nhau. Một số sẽ trở thành tài sản đầu tư được thể chế hóa, mặc dù có lẽ không được chấp nhận rộng rãi. Tiền mặt vật chất sẽ tiếp tục tồn tại trong tương lai gần, ngay cả khi việc sử dụng giảm.
- 4. Cạnh tranh tiền tệ xuyên biên giới: Sẽ có sự gia tăng cạnh tranh ở từng quốc gia giữa các công cụ thanh toán công cộng và tư nhân, do đó sẽ có sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa các quốc gia và khu vực tiền tệ. Cho dù điều này sẽ được thực hiện bởi các ủy quyền của khu vực tư nhân hay bởi các ngân hàng trung ương như một phần mở rộng của chính sách quốc gia vẫn còn phải được xem xét. Việc cạnh tranh khốc liệt này sẽ mở rộng phạm vi đến quy định, quản trị và công nghệ với sự thống nhất chung về lợi ích của sự hợp tác và khả năng tương tác cũng như bất đồng gay gắt giữa các bên.
III. Tại sao là Pi Network?
- 1. Về cộng đồng: Trong bất cứ cộng đồng crypto nào thì số lượng cộng đồng quyết định sự thành công của crypto đó. Theo báo cáo của Binance, hơn 100 triệu người dùng crypto trên toàn thế giới mà Pi đã chiếm 1/5 trong số này (21 triệu). 21 triệu là con số ấn tượng nếu so sánh với Cộng đồng BTC trên Reddit có 3,2 triệu người dùng. Số lượng thành viên tích cực của Pi vượt mặt 2 sàn lớn là Binance (13,5tr người dùng) và Coinbase (13,3tr). Rõ ràng Pi Network là một xu hướng đang thịnh hành và sẽ bùng nổ trong tương lai.
- 2. Về công nghệ: Về tốc độ xử lý dữ liệu: Bitcoin và ETH đang có nhược điểm về tốc độ xử lý giao dịch cũng như phí gas. – 5 Blockchain xử lý giao dịch nhanh nhất theo https://www.blockchain-council.org/
o EOS: 2.800 giao dịch/giây, thời gian xác nhận 0.5 giây
o Ripple: 1.500 giao dịch/giây, thời gian xử lý giao dịch trung bình 3-5 giây
o NEO: 1.000 giao dịch/ giây, thời gian xác nhận 15 giây
o ETH: 20 giao dịch/ giây với thời gian xác nhận 5 phút (quá chậm)
o BTC: 7 giao dịch/giây, thời gian xác nhận trung bình là 10 phút mỗi giao dịch.
Với Pi Network, việc này được xử lý triệt để. Hiện tại có khoảng 12.000 máy tính chạy Pi Node đang đồng bộ dữ liệu blockchain và nhiều chục ngàn Node đang xếp hàng để chờ duyệt chạy blockchain. Tốc độ xử lý giao dịch: > 80.000 giao dịch/ giây. Đây là một cuộc cách mạng về công nghệ.
- 3. Điểm yếu của Pi Network: Đó là thuế, nếu ai cũng sử dụng Pi làm đồng tiền thanh toán thì chính phủ các nước sẽ bị thất thu thuế. Do đó có khả năng Pi sẽ gặp phải sự ngăn cấm đến từ các quốc gia. Nhưng có một giải pháp toàn vẹn có thể giải quyết vấn đề này là triển khai thu thuế người sử dụng Pi và nộp Pi vào ngân sách các quốc gia.
Nguồn: Dương Hiển Dũng – Diễn đàn Phổ cập Blockchain